6 Danh Lam Thắng Cảnh Đồng Nai Nổi Tiếng Thu Hút Hàng Ngàn Du Khách

Danh lam thắng cảnh Đồng Nai như thành cổ Biên Hòa, Văn Miếu Trấn Biên hay Đền Thờ Nguyễn Hữu Cảnh là những địa điểm hấp dẫn, làm say đắm lòng du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và những giá trị lịch sử sâu sắc. Nằm gần trung tâm Sài Gòn, Đồng Nai không chỉ là mảnh đất phát triển của những khu công nghiệp mà còn là nơi lưu giữ muôn vàn cảnh đẹp độc đáo, thu hút hàng ngàn du khách ghé thăm. Hãy cùng nhà Kendrick tại Kendrick World Class khám phá 6 danh lam thắng cảnh ở Đồng Nai nổi tiếng nhất, những điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến vùng đất này!

Thành Cổ Biên Hòa

Thành cổ Biên Hòa hay còn biết đến với tên gọi khác như Thành Cựu, được xây dựng vào năm 1816 dưới triều của vua Gia Long. Những năm thời kỳ Pháp thuộc, thành Biên Hòa đã bị thu hẹp diện tích so với ban đầu và được sử dụng làm trại lính với nhiều công trình kiến trúc mang phong cách Pháp. Hiện nay, dấu tích còn lại của thành cổ Biên Hòa chỉ còn một vòng thành bằng đá ong và một số công trình kiến trúc Pháp cổ xưa.

Thành Cổ Biên Hòa
Thành Cổ Biên Hòa

Năm 2013, Thành cổ Biên Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia. Thành cổ Biên Hòa không chỉ là một công trình kiến trúc quan trọng trong lịch sử, mà còn là biểu tượng của tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân Biên Hòa – Đồng Nai trong từng thời kỳ. Hiện nay, di tích thành cổ Biên Hòa là điểm tham quan hấp dẫn, giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử và giá trị văn hóa của vùng đất Nam Bộ.

Có thể bạn quan tâm:

Văn Miếu Trấn Biên

Văn miếu Trấn Biên nằm ngay tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, thuộc tỉnh Đồng Nai, được xây dựng vào năm 1715 dưới thời của chúa Nguyễn Phúc Chu. Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên ở xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử và các danh nhân văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt trên tại vùng đất mới.

Văn Miếu Trấn Biên
Văn Miếu Trấn Biên

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, công trình văn miếu Trấn Biên đã bị phá hủy vào năm 1861 nhưng đã được phục dựng lại vào năm 1998 và chính thức hoàn thành vào năm 2002. Hiện nay, Văn Miếu Trấn Biên không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là điểm đến thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Đền Thờ Nguyễn Hữu Cảnh

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh hay còn gọi là Đình Bình Kính, tọa lạc tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, đền thờ vị tướng Nguyễn Hữu Cảnh – người có công lớn trong việc mở mang và xác lập chủ quyền khu vực Nam Bộ.

Đền Thờ Nguyễn Hữu Cảnh
Đền Thờ Nguyễn Hữu Cảnh

Ban đầu, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh chỉ có quy mô nhỏ với vách ván và mái ngói âm dương. Sau khi trải qua nhiều lần trùng tu, đền Nguyễn Hữu Cảnh hiện nay có kiến trúc khang trang hơn và mặt tiền hướng ra sông Đồng Nai. Năm 1991, đền Nguyễn Hữu Cảnh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch công nhận là một di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Ông

Chùa Ông hay còn được gọi là Thất Phủ Cổ Miếu, nằm tại xã Hiệp Hòa, thuộc tỉnh Đồng Nai. Được xây dựng vào năm 1684, chúa Ông là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở khu vực Nam Bộ, gắn liền với quá trình khai hoang và định cư, lập nghiệp của cộng đồng người dân tộc Hoa tại Việt Nam.

Chùa Ông
Chùa Ông

 

Chùa Ông thờ Quan Thánh Đế Quân (Quan Công), một biểu tượng của trung – hiếu – tiết – nghĩa, cùng nhiều vị thần linh khác. Với kiến trúc mang đậm dấu ấn Trung Hoa, chùa Ông không chỉ là một nơi để sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là điểm du lịch văn hóa thu hút đông đảo du khách tứ phương.

Địa Đạo Nhơn Trạch

Địa đạo Nhơn Trạch còn được biết đến với tên gọi là địa đạo Phước An. Được xây dựng trong những năm của giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, hệ thống địa đạo Nhơn Trạch có vai trò quan trọng trong việc làm căn cứ hoạt động của Huyện ủy Nhơn Trạch. Địa đạo Nhơn Trạch được thiết kế với kết cấu hình vòm, nằm sâu từ khoảng 5 cho đến 7 mét dưới lòng đất. Bên trong, hệ thống của địa đạo Nhơn Trạch gồm nhiều lỗ thông hơi, ngách rẽ, hầm bí mật, giếng nước và cả bếp Hoàng Cầm.

Địa Đạo Nhơn Trạch
Địa Đạo Nhơn Trạch

Địa đạo Nhơn Trạch không chỉ là minh chứng cho những tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân và dân địa phương, mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với giá trị lịch sử to lớn, địa đạo Nhơn Trạch cũng đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là một trong những Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia ngày 19/01/2001.

Mộ Cự Thạch Hàng Gòn

Mộ cự thạch Hàng Gòn hay còn được gọi với cái tên khác là Mả Ông Đá, là một di tích khảo cổ học nằm ngay tại xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh, thuộc tỉnh Đồng Nai. Được phát hiện vào năm 1927 bởi kỹ sư người Pháp trong quá trình đang thi công tuyến đường từ Long Khánh đi Bà Rịa – Vũng Tàu, ngôi mộ cự Thạch Hàng Gòn thuộc loại hình mộ táng Dolmen – dạng hầm mộ được kết cấu từ những tấm đá lớn.

Mộ Cự Thạch Hàng Gòn
Mộ Cự Thạch Hàng Gòn

Cấu trúc của mộ cự Thạch Hàng Gòn gồm sáu tấm đá hoa cương lớn, ghép lại thành một hình hộp chữ nhật. Niên đại của mộ cự thạch Hàng Gòn được xác định khoảng từ năm 150 TCN cho đến năm 240 SCN. Năm 1982, mộ cự thạch Hàng Gòn được Bộ Văn hóa công nhận là một trong các di tích cấp quốc gia. Đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã xếp di tích mộ cự Thạch Hàng Gòn vào di tích quốc gia đặc biệt, khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của di tích cổ xưa này.

Các danh lam thắng cảnh Đồng Nai không chỉ là niềm tự hào của người dân miền đất Đông Nam Bộ mà còn là điểm đến hấp dẫn, gây thương nhớ cho du khách tứ phương. Với vẻ đẹp thiên nhiên phong phú cùng giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, Đồng Nai chính là một địa điểm mà bạn nên đặt chân đến ít nhất một lần trong đời. Nếu bạn đang cần tìm kiếm một địa điểm dừng chân lý tưởng cho chuyến du lịch sắp tới tại Đồng Nai, 6 danh lam thắng cảnh trên sẽ là sự lựa chọn không thể bỏ qua.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *